3©

 

 

M

ột ḿnh trong căn chung cư để thu dọn nốt đồ đạc c̣n lại trước khi trao trả cho viên manager trú trực. Tâm cảm thấy trống lạnh hơn bao giờ hết. Mai Linh cũng đă bỏ chàng mà đi... Trong cuộc đời ngũ tuần của ḿnh, Tâm chỉ có hai người yêu, một người vợ và một người t́nh. Người vợ đă bỏ chàng đi lấy người khác, rồi sau đó biệt tăm mất tích cho đến bây giờ. Người t́nh là Mai Linh đă lên đường theo ơn gọi tu tŕ mới chiều Chúa Nhật hôm qua, ngày áp cuối Tháng Hoa.

 

Thật ra, Tâm vẫn không thể nào quên được người vợ rất qúi thương của ḿnh, bằng cớ là chàng vẫn cố gắng t́m ra tông tích của nàng cho đến bây giờ. Thế nhưng, là con người, nhất là trong khi sống cô thân nuôi con, bên cạnh lại có một người hết sức yêu thương và chăm sóc cho cả 3 cha con, th́ làm sao Tâm không cảm kích và chối căi được ḷng ḿnh đă thực sự yêu Mai Linh. Vẫn biết t́nh chàng yêu Mai Linh chỉ nẩy sinh sau khi vợ chàng xa chàng, có nghĩa là trong lúc chàng cô đơn, cũng không phải v́ thế mà t́nh chàng không được hoàn toàn trong sạch, hay nó chỉ có tính cách lợi dụng nàng nếu chàng lấy nàng về làm vợ. Nếu vậy tất cả những ǵ mọc lên từ sự mục rữa của một hạt giống đều xấu xa, không tốt. Có thể so sánh hai mối t́nh nơi ḷng của chàng như sau. Mối liên hệ giữa chàng và người vợ chính thức của chàng chẳng khác ǵ như một trái cây được tạo nên bởi hoa t́nh cảm và nụ hôn nhân. C̣n mối liên hệ giữa chàng và Mai Linh th́ giống như một thân cây mọc lên từ hạt giống của chính trái cây đă làm nên bởi mối liên hệ giữa chàng và vợ chàng sau khi nó bị rụng xuống đất. Tự bản chất của nó, t́nh chàng dành cho Mai Linh hoàn toàn tốt lành, đẹp đẽ. Thế nhưng, kinh nghiệm t́nh trường và sống đạo cho thấy, nếu không cẩn pḥng, t́nh yêu có đẹp đẽ và tốt lành đến thế nào đi nữa cũng sẽ trở thành một phương tiện  thuận lợi cho t́nh dục đê hèn, trong việc biến đối tượng yêu trở thành một đồ vật tầm thường hơn là một con người cao qúi. Do đó, nếu ḷng chàng không hết sức gắn bó với chính Thiên Chúa là T́nh Yêu bằng một đời sống đạo đích thực, và nếu cuộc đời chàng không say mê theo đuổi một lư tưởng phục vụ phẩm vị con người từ ngày nhận chăm sóc đứa con nuôi với Mai Linh, chắc chắn chàng sẽ chộp lấy thời cơ để cưới Mai Linh ngay sau khi vợ chàng đi với người khác, bằng không, dù có ư chờ vợ đi nữa, chàng cũng khó có thể chế ngự được bản năng tự nhiên của ḿnh trước sức hấp dẫn không vừa nơi Mai Linh. Đêm hôm Mai Linh cho chàng biết ư định nàng dứt khoát theo đuổi ơn gọi tu tŕ, chàng đă gh́ lấy Mai Linh, và nàng cũng ôm chầm lấy chàng... Chàng đă xoa lưng nàng, vuốt tóc nàng, rồi thơm lên vầng trán của nàng, hết sức thân thương như một người anh tinh thần hơn là một người t́nh thắng đoạt! Thật ra, nếu không có ơn Chúa mănh liệt ngay lúc bấy giờ, cả hai con người thật t́nh yêu thương nhau đó làm sao có thể cầm hăm được những rao rực bất ngờ bộc phát bởi cái va chạm lần đầu tiên giữa hai thân xác đang nóng sốt trong cơn lửa yêu thương đă đến mức tột độ!

 

Phải, càng ngày Tâm càng thấm thía câu Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người trong Bữa Tiệc Ly: “Cành nho nào sinh trái, Cha Thày sẽ cắt tỉa cho càng sai trái hơn”. Càng sống đạo, Tâm càng cảm thấy khổ hơn sướng. Không phải hay sao: v́ chàng đă sống kiểu “có vợ như không có vợ”, tức là hoàn toàn yêu thương vợ ḿnh v́ Chúa, ở chỗ chấp nhận nàng bởi nàng là người Chúa cho ở với ḿnh, hơn là bởi nàng là người của ḿnh, nhất là trong việc ái ân, mà người vợ yêu dấu nhất đời của chàng đă bất măn bỏ chàng mà đi? Và cũng không phải hay sao: cũng chỉ v́ chàng hết ḷng tôn trọng Mai Linh, người t́nh rất qúi thương của ḿnh, nhất định không chịu lấy nàng làm vợ, v́ chưa thể nào quên được người vợ chưa chết của ḿnh, dù nàng có thật ḷng chấp nhận thân phận của một người điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa đi nữa, mà Mai Linh đă ra đi theo ơn gọi tu tŕ? Thế nhưng, thực tế đă cho thấy, việc chàng hy sinh sống đạo theo đúng đường lối Kitô giáo hoàn toàn không uổng công vô ích. Ở chỗ, người vợ bỏ chàng đi lấy người khác, cuối cùng cũng đă nhận ra chân lư, và chân lư đă thực sự giải phóng nàng, để rồi, giờ đây, hơn bao giờ hết, tinh thần của nàng đang gần chàng, ở đường chân trời của cuộc sống, nơi mà, nh́n từ hướng  cạnh nào đi nữa, con người cũng chỉ thấy trời đất giao nhau thẳng tắp. Đây cũng chính là nơi Mai Linh đă quyết định đi tới, để biến cuộc  sống tu tŕ của ḿnh trở thành một đường chân trời, nơi trời đất giao nhau thẳng tắp, nơi Thiên Chúa và loài người gặp nhau, ở chỗ, con người tận hiến của nàng sẽ từ từ được tràn đầy đức ái trọn hảo thần linh, để cuộc đời hy sinh của nàng có thể trở nên mọi sự cho tất cả mọi người.

 

Nghĩ thế, tự nhiên Tâm cảm thấy hứng khởi lạ thường, và nhất định tiếp tục dấn thân vào con đường phục vụ tha nhân như chàng vẫn đang làm qua công việc xă hội và truyền thông của chàng hiện nay. Phải, từ sau một thời gian t́m kiếm vợ không thấy, chàng đă đóng cửa văn pḥng xuất nhập cảng của ḿnh, và xoay qua hai ngành này. Chàng không thể nào quên được hai bào báo đă tác động chàng đến xoay hẳn chiều sống như vậy. Hai bài báo này đều của cùng tác giả Cao Tấn Tĩnh. Một bài được đăng trên nguyệt san Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 111, 10/1995, với tựa đề: “Đức Tin Công Giáo Cứu Mạng Thai Nhi”. Một bài được bán nguyệt san Văn Nghệ Tiền Phong số 475, 1-15/11/1995, phổ biến, dưới tựa đề “Lực Lượng Tuổi Trẻ Việt Nam Cho Một Vận Hội Mới”. Hai bài báo định mệnh này chẳng những đă làm chàng thấm thía về nội dung hết sức chân thực và sâu xa của chúng là tất cả những ǵ chàng vẫn ư thức, chúng c̣n có sức thôi thúc chàng phải tích cực và chủ động hơn nữa trong công cuộc trực tiếp phục vụ xă hội, trong những môi trường liên hệ mật thiết với nhân phẩm và nhân cách của con người đang bị khủng hoảng hiện nay, điển h́nh và khẩn thiết nhất là môi trường giáo dục giới trẻ và hôn nhân gia đ́nh. Hai bài báo này thật ra như thế nào mà đă chi phối cả cuộc đời một con người như vậy?

 

 

Bài Báo 1:

 

ĐỨC TIN CÔNG GIÁO CỨU MẠNG THAI NHI

 

Việc Phá Thai

 

                “Cách đây 3 năm, tức vào năm 1992, theo phận sự là một phối hợp viên chương tŕnh (program coordinator) của Trung Tâm Phục Vụ Thành Phần Những Người Chậm Phát Triển (Developmental Disabilities Center) ở Orange County (California), tôi đă đến thăm một gia đ́nh thân chủ của tôi. Tôi lắng nghe cả hai vợ chồng trẻ cho biết về lư do và tai biến đă xẩy ra cho đứa con gái đầu ḷng của họ vào lúc sinh nở, làm cho nó trở thành một bé gái chậm trí khôn (mental retardation), bị khù khờ! Họ cũng không ngần ngại cho tôi biết là, theo lời khuyên của một bác sĩ sản phụ ở Orange County, họ nên phá thai khi đứa thứ hai của họ đang được cưu mang. Thế nhưng, người chồng, sau mấy lần được bác sĩ thúc giục phá thai, đă dứt khoát trả lời với bác sĩ sản phụ của vợ ḿnh rằng: ‘Chúng tôi là người Công Giáo, chúng tôi không được phép phá thai. Cho dù đứa nhỏ sinh ra có bị tàn tật đi nữa, chúng tôi cũng chấp nhận nó!’ Tôi nh́n vào đứa con trai 3 tuổi, đứa nhỏ mà khi đang c̣n là thai nhi non yếu được người ta khuyên giục giết đi, hoàn toàn lành mạnh và khỏe mạnh, dễ thương và vô tội, sống động và chơi đùa hồn nhiên ngay trước mắt tôi. Đứa con trai sống sót trong cuồng lưu ‘văn hóa tử vong’ (culture of death) ngày nay mà tôi được chứng kiến tận mắt đó không phải là một hoa trái của Đức Tin Công Giáo hay sao?

            “Thế nhưng, tại sao, ngành y khoa nói chung và các chuyên viên y khoa nói riêng, trong khi ‘nghề nghiệp của họ kêu gọi họ làm những người giám hộ, và những người phục vụ cho sự sống con người’, th́ họ lại có thể ‘có những lúc bị cám dỗ mạnh mẽ để trở thành những kẻ lạm dụng sự sống, hay ngay cả trở thành tay sai của sự chết nữa’ (Thông Điệp Sự Sống, đoạn 89)? Và, tại sao, nếu không có Đức Tin Công Giáo bất khuất, một ‘đức tin chiến thắng thế gian’ (1Jn.5:4), nhiều cha mẹ đă giết đi thai nhi của ḿnh?? Phải chăng v́ cả hai thành phần, cha mẹ cũng như chuyên viên y khoa về sản phụ, trước hết, cho rằng một khi luật đă cho phép phá thai th́ được quyền làm, chẳng có tội lỗi ǵ cả???

 

Luật Phá Thai

 

            “Để làm sáng tỏ vấn đề, cần xét lại những yếu tố căn bản về cái nh́n liên hệ giữa luật dân sự và ‘luật luân lư’. ‘Chắc chắn một điều là mục đích của dân luật th́ khác với và hạn hẹp hơn là luật luân lư... Mục đích thực sự của dân luật là bảo toàn cho xă hội được hiện hữu một cách trật tự trong công b́nh chính trực... Chính v́ lư do đó mà dân luật phải bảo đảm cho mọi phần tử xă hội được tôn trọng những quyền lợi căn bản gắn liền với con người, những quyền mà mọi luật lệ có tính cách tích cực phải nhận biết và bảo tŕ. Việc cho phép phá thai và giết người êm dịu (euthnasia) không thể căn cứ vào vấn đề tôn trọng lương tâm của những người khác, chính bởi v́ xă hội có quyền và có phận sự tự vệ, chống lại những lạm dụng nhân danh lương tâm và viện cớ tự do’. Do đóù ‘dân luật không thể thay thế cho lương tâm hay truyền khiến những tiêu chuẩn liên hệ đến những ǵ ngoài quyền hạn của nó, trong bất cứ phương diện nào của sự sống’ (Thông Điệp Phúc Aâm Sự Sống, đoạn 71).

 

Lư Phá Thai

           

            “Thật ra, luật cho phép phá thai, ngoài vấn đề giới hạn trong phạm vi quyền hạn không thể vượt khỏi luật luân lư, c̣n tự giới hạn ḿnh trong cả những ǵ cho phép nữa. Chẳng hạn, dù có cho phép phá thai, song chỉ được phép phá trong giai đoạn từ khi thụ thai tới lúc mà, theo các nhà làm luật, mầm thai có thể là người, để tránh cho phép dân phạm tội giết người, một hành động làm phản với bản chất cũng như mục đích của dân luật. Tuy nhiên, cho tới nay, cả triết học lẫn khoa học chưa hoàn toàn dứt khoát về thời điểm linh hồn nhập thể xác để thai nhi hội đủ nhân tính làm người. Nếu chưa nắm vững được thời điểm làm người hay thành người như thế, mà con người dám cho phép nhau phá thai th́ đúng là ‘mù dẫn mù, cả hai sẽ rơi xuống hố’ (Mt.15:14). Nếu sau này, con cháu loài người khám phá thấy thời điểm thành người của thai nhi trong ḷng mẹ rơi ngay vào giai đoạn được dân luật cho phép phá thai từ đầu thập niên 1970, th́ cũng không cứu lại được hơn 60 triệu người bị chính cha mẹ ḿnh thảm sát mỗi năm trên toàn thế giới nữa.

            “Trước ánh sáng triết học và khoa học, thậm chí kể cả thần học Kitô giáo, thời điểm thành người của con người khi c̣n ở trong bụng mẹ vẫn chưa dứt khoát như vậy, thế nhưng, theo luân lư và đạo lư, con người đă là người ngay từ khi được thụ thai. Việc thành người chỉ là giai đoạn mà thôi. Giáo phụ Tertullianô đă viết: ‘Ai là người th́ đă là người rồi’ (Tuyên Ngôn của Thánh Bộ Giáo Huấn và Đức Tin năm 1974 về việc phá thai, đoạn 13). Đă ‘là người’ th́ cái ǵ bẩm sinh trực thuộc bản thân con người cũng ‘là người’: anh chặt cánh tay của tôi tức là phạm đến cả con người của tôi, chứ không phải chỉ phạm đến một phần thể của tôi mà thôi. Đă ‘là người’ th́ thế nào cũng ‘là người’, dù tàn tật về thể lư, khờ khạo về tâm lư, tội lỗi về luân lư hay bần cùng về vật chất đi nữa, cũng không phải là lư do để hủy hoại hay loại trừ nhau. Đă ‘là người’ th́ lúc nào cũng ‘là người’: không phải giết một người lớn mới là giết người, c̣n hủy diệt mầm thai th́ không phải là giết người. (Vậy mầm thai bị hủy diệt đó là thú vật được con người cưu mang chăng?). Nếu con người văn minh ngày nay chủ trương được phá thai, v́ thai nhi lúc được phép phá thai chỉ là một cục thịt, (đối với họ là một cục thịt dư), tức là một cục thịt vô hồn chưa phải là người và chưa thực là người, th́ tại sao trước cái xác của những người họ yêu thương, họ c̣n khóc lóc và chôn cất làm ǵ, v́ những thi thể đó chỉ là cái xác vô hồn, đâu c̣n ‘là người’ nữa. Đúng là họ mẫu thuẫn! Nếu xác chết vô hồn vẫn là của con người và ‘là người’, chứ không phải con vật, th́ cái mầm thai (mà họ cho là vô hồn trong thời gian được phá) cũng là của con người và ‘là người’. Như thế, họ chỉ lấy cớ để phá thai mà thôi.

 

Quyền Phá Thai

 

                “Cho dù công nhận thực tại ‘ai là người th́ đă là người rồi’ đi nữa, người ta vẫn có lư đễ phá thai. Bởi v́, người ta cho rằng họ có quyền (pro-choice) làm như thế. Sở dĩ người ta có quyền làm như thế, tức có quyền phá thai, v́ bào thai đó đụng đến cái bụng, đến ngọc thể của người đàn bà! Người phụ nữ, theo chủ trương hiện đại, có toàn quyền trên thân xác ḿnh, kể cả quyền giết người, cho dù nó có là con của ḿnh đi nữa. Tuy nhiên, nếu thân xác của người đàn bà, theo cấu trúc tự nhiên của Đấng Hoá Công, là để thụ thai, cưu mang và sinh nở như một người mẹ, lại không chấp nhận thân phận của ḿnh, qua việc phá thai, th́ mặc nhiên những phụ nữ phá thai đó đă biến thân xác ḿnh trở thành một phương tiện thuần túy của t́nh dục và cho t́nh dục, hơn là của sự sống và cho sự sống cao qúi. Thế mà, trước mặt Thiên Chúa, phẩm giá của người nữ nói chung, và thân xác họ nói riêng, đă được đề cao và bảo toàn qua lời của Chúa Kitô: ‘Ai v́ nhục dục mà nh́n một người đàn bà th́ đă phạm tội ngoại t́nh với người đàn bà đó trong ḷng ḿnh rồi’ (Mt.5:28).

            “Thật vậy, qua lời tuyên bố trên, chẳng những Chúa cấm trực tiếp hăm hiếp thân xác người nữ, mà c̣n không cho phép phạm đến họ ngay cả trong tâm tưởng của người nam nữa. V́ ‘là người’ nên bất cứ những ǵ bẩm sinh trực thuộc bản thân họ cũng ‘là người’, kể cả thân xác của họ. V́ ‘là người’ nên ở đâu họ cũng ‘là người’, kể cả trong tâm trí nam nhân. Nếu trước nhan Thiên Chúa, phẩm giá của người nữ được Ngài dựng nên để làm vợ và làm mẹ, Ngài đă đề cao và tôn trọng như vậy, th́ mầm thai Ngài gieo vào ḷng dạ họ cũng phải được họ trân trọng như chính bản thân của họ, v́ nó ‘là người’ nên bất cứ những ǵ bẩm sinh trực thuộc bản thân nó cũng ‘là người’, bất cứ lúc nào (dù mới thụ thai) cũng ‘là người’, và bất cứ ở đâu (dù trong bụng mẹ) cũng ‘là người’.

            “Bởi thế, bằng quyền hạn Chúa Kitô ban cho thánh Phêrô và các vị thừa kế thánh nhân, và hợp với các giám mục của Giáo Hội Công Giáo: ‘Tôi (Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II) xác nhận là việc trực tiếp cố ư sát hại một con người vô tội luôn luôn là một tội vô luân nặng...’ (Thông Điệp Phúc Aâm Sự Sống, đoạn 57). V́ ‘phá thai là một việc cố ư trực tiếp giết hại, bất kể bằng phương tiện thực hiện nào, một con người đang trong giai đoạn khởi sự hiện hữu của ḿnh, kéo dài từ lúc vừa thụ thai tới khi sinh ra’ (cùng Thông Điệp trên, đoạn 58).

 

Chống Phá Thai

 

            “Tuy phá thai đă được các nước văn minh nhất thế giới hợp thức hóa cả 1/4 thế kỷ nay, thế mà nó vẫn bị kịch liệt chống đối cho tới ngày hôm nay. Bởi v́ nó đụng đến lương tâm con người, đến phẩm giá chung của loài người. Chống phá thai không phải chỉ là việc cứu thai nhi vô tội thôi, mà c̣n là việc cứu cả thể xác cùng phẩm giá của phụ nữ nữa. Cứu phẩm giá của người phụ nữ ở chỗ, đem lại cho thân xác của họ một ư nghĩa đích thực và một giá trị cao cả. Cứu thân xác phụ nữ ở chỗ, ít là sẽ ngăn ngừa họ khỏi bị ung thư ngực, là căn bệnh tăng nhanh sau năm 1973, năm bắt đầu được phép phá thai ở Mỹ, căn bệnh mà càng ngừa thai càng dễ bị, căn bệnh mà kỹ nghệ phá thai cố bưng bít cho đến ngày hôm nay, (theo nguyệt san Catholic World Report, tháng 3-1994, trang 52). Ở Atlanta, tiểu bang Georgia, đang có một phong trào “Hướng Dẫn Nhắm Vào Phụ Nữ” (Woman Centered Counseling), chứ không nhắm vào thai nhi sẽ bị phá nữa. Kết qủa đă mang lại là cả ngàn phụ nữ đă bỏ ư định phá thai, (cùng nguồn trên, trang 48)! Nếu giải pháp trên không xong, (tất nhiên, hậu qủa sẽ là thai nhi vô tội bị thảm sát), đă có chiến dịch nhận nuôi con của Mẹ Têrêsa Calcutta, một chiến dịch đă cứu cả ngàn mạng thai nhi từ trước cho tới này, (theo nguyệt san Crisis 3/1994, trang 18).

            Sáng nào tôi cũng đi ngang qua một trung tâm phá thai ở góc Freeway 57 và Exit Chapman thuộc thành phố Orange, Orange County, Nam California. Bên lề đường là các bảng chữ, h́nh ảnh và các nhân vật ‘pro-life’. Sở dĩ có những phô diễn bất bạo động này là để nhắc nhở, kêu gọi, và gián tiếp ngăn cản, một phần nào, những người mẹ c̣n áy náy, hay những người hành nghề ‘pro-choice’ chưa mất hẳn lương tri. Theo tác giả của một bài viết trên nguyệt san Trái Tim Đức Mẹ số tháng 2/1993, th́ tại một trung tâm phá thai ở Orange County, (không biết có phải là trung tâm này không?), nơi tác giả đă làm việc 2 năm, đă chứng kiến mỗi ngày có từ 30-40 vụ phá thai, trong đó có 1/3 là thai nhi Việt Nam, tức có khoảng 200 thai nhi Việt Nam bị sát hại hằng tháng.

            “Một anh hùng chống phá thai hiện nay là bác sĩ Beverly Mac Millan. Bà là một bác sĩ phá thai trước kia, và là người mở trung tâm phá thai đầu tiên ở tiểu bang Mississipi, thành phố Jackson, từ năm 1975, tức sau hai năm việc phá thai được luật pháp Hoa Kỳ hợp thức hóa. Thế nhưng, chỉ 2 năm sau, bị khủng hoảng gần như muốn tự tử, bà đă bỏ nghề phá thai, trở lại Công Giáo và bắt đầu nhào sang giới tuyến ‘pro-life’. Bà cho biết, theo thống kê 1989, số phụ nữ chết v́ phá thai, cả hợp pháp lẫn không hợp pháp, là 9%. Bà rất ủng hộ thông điệp ‘Sự Sống Con Người’ của Đức Phaolô VI. Bà công nhận rằng, việc căn cứ vào dấu hiệu biến chuyển về sinh dục nơi người phụ nữ để ngừa thai rất là chính xác. Do đó, theo bà tự thú: ‘Hiện nay chỉ có phương pháp ngừa thai tự nhiên là điều mà tôi dạy thôi’ (nguyệt san Catholic World Report, 3/1994, trang 49).

            “Chiều nào đi làm về kịp, tôi đều đến nhà thờ Our Lady of the Assumption ở Claremont, gần nhà tôi, để dự lễ hằng ngày vào lúc 5 giờ 30. Hầu như lễ nào tôi có mặt, (trung b́nh 3 lần một tuần), tôi đều thấy, có lúc một, có lúc hai, có lúc cả ba gia đ́nh đông con đến dự lễ. Họ đếu là người Mỹ trắng, chứ không phải Mỹ đen, Mễ hay Á Châu. Họ đều c̣n trẻ chứ không thuộc thế hệ cổ kính. Gia đ́nh đông con nhất là 9 đứa, cô con gái đầu khoảng 15 tuổi, đứa nhỏ nhất khoảng 1 tuổi, người mẹ khoảng 35. Hai gia đ́nh c̣n lại, mỗi gia đ́nh 7 đứa con. Đứa lớn nhất độ 10 tuổi và nhỏ nhất th́ c̣n bế, hay nằm trong nôi, hai bà mẹ người nào cũng chừng 30. Việc họ đi lễ ngày thường cả bằng ấy mẹ con như thế, sốt sắng, ngoan ngoăn, làm tôi cảm thấy h́nh như họ không phải là người Mỹ, mà là người con đích thực của Thiên Chúa. Họ sống đời gia đ́nh bằng niềm tin vào Chúa, hơn là theo thế gian t́m vui thú, nhàn hạ, thảnh thơi, dư dật; bất chấp mọi thiệt tḥi trước mặt thế gian và mọi áp lực của trần thế. Họ đích thực là những Chứng Nhân Đức Tin Công Giáo sống động, ‘là đèn thắp sáng được đặt trên cao để soi sáng cho cả nhà’ (Mt.5:15), như anh chị Việt Nam trong bài này có một Đức Tin Công Giáo Cứu Mạng Thai Nhi”.

 

Tác dụng của bài báo này đă làm Tâm đề nghị với chương tŕnh phát thanh “Rạng Ngời Chân Lư” do một nhóm anh em Kitô hữu Công Giáo ở Orange County chủ trương theo chiều hướng của Thông Điệp “Veritatis Splendor” do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II ban hành ngày 6-8-1993,  mở thêm mục “Phúc Aâm Sự Sống” theo tinh thần của Thông Điệp “Evangelium Vitae” cũng của Đức Thánh Cha đương kim, vừa được ngài ban hành ngày 25-3-1995. Từ ngày chàng phụ trách mục “Phúc Aâm Sự Sống”, Tâm được rất nhiều người biết đến, chẳng những từ khối Công Giáo mà c̣n cả thành phần ngoài Kitô giáo nữa. Trong số thính giả đón nghe mục “Phúc Aâm Sự Sống” 1 tiếng vào ngày Chúa Nhật hằng tuần do Tâm phụ trách, không phải chỉ v́ họ khao khát những ǵ chân thiện được chàng chia sẻ bằng giáo huấn của chính Phúc Aâm Chúa Kitô cũng như bằng giáo huấn hiện đại của Giáo Hội Công Giáo nói chung và của Vị Chủ Chăn Tối Cao nói riêng, mà c̣n, có một số trong họ, lắng nghe để t́m cách phê b́nh, chống đối, hăm dọa... chàng nữa!

 

 

Bài Báo 2:

 

LỰC LƯỢNG TUỔI TRẺ VIỆT NAM

CHO MỘT VẬN HỘI MỚI

 

 

Vận Hội Mới

 

                “Ngày 11/7/1995 là ngày Hoa Kỳ và Cộng Sản Việt Nam bắt đầu chính thức kư kết bang giao. Và ngày 8/8/1995 là ngày, tin tức cho biết, Hoa Kỳ thực sự đặt ṭa đại sứ tại Việt Nam (?). Cũng theo tin tức, trong thời gian này, th́ người Việt trong nước hết sức vui mừng hớn hở, ngược lại, tại hải ngoại, đa số người Việt lại buồn giận thương đau. Đối với tôi, biến cố này chỉ là một hành động xóa bàn để đánh lại một ván cờ khác, giữa hai phe đang cần nhau ở một ư nghĩa và ở một mức độ nào đó!

            “Bởi v́, về phía Hoa Kỳ, trước khi nhúng tay vào Việt Nam lần thứ nhất, Hoa Kỳ phải, và đă phải, nắm chắc được phần lợi và phần thắng trong tay. Bằng không, nhỡ bị thảm bại, th́ một cường quốc như Hoa Kỳ c̣n mặt mũi nào vênh lên trước thế giới nói chung và các nước đàn em nói riêng. Thế mà, không ngờ, cuối cùng năm 1972, Hoa Kỳ đă đành phải và buộc phải rút chân cho khỏi sa lầy vào cuộc chiến Việt Nam, với giá phải trả lên đến 58.132 sinh mạng. Cho đến ngày nay, sau 20 năm chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam, điều kiện tù nhân Mỹ và xương người Mỹ, dù được gắt gao đ̣i hỏi, vẫn chưa được giải quyết. Thế mà Hoa Kỳ đă chấp nhận xóa bàn đánh lại.

            “C̣n về phía Cộng Sản Việt Nam, sau khi, nhờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, thống nhất được đất nước vào năm 1975, cũng đâu có muốn để xẩy ra t́nh trạng đuổi Mỹ, chửi Mỹ rồi lại mời Mỹ trở lại với ḿnh như một vị cứu tinh, cho một đất nước, qua hai mươi năm ḿnh làm quản lư, đă thành một trong năm quốc gia nghèo nhất thiên hạ, th́ không phải là Cộng Sản Việt Nam, đàn em của một Liên Bang Sô Viết và khối Cộng Sản Đông Âu đă bị giải thể từ cuối năm 1989, đang liều mạng để thử xóa ván đánh lại hay sao?!

            “Như thế, về phương diện tính toán cũng như thực tế, không phải là cả Hoa Kỳ lẫn Cộng Sản Việt Nam, dù hết sức muốn đạt được thắng lợi cho ḿnh, đều đă thua cuộc bất đắc dĩ hay sao?! Giờ đây, bên nào cũng đă có kinh nghiệm thua để ngồi đánh lại ván cờ mới, mới ở nước cờ, song vẫn theo đuổi cùng một mưu đồ thắng lợi như nhau và như trước. Ván cờ mới sau này sẽ ra sao? Ai sẽ thắng lợi?? Ai sẽ bị thua thiệt??? Không ai có thể biết chắc trong lúc này, kể cả những ai có quyền kư kết bang giao ngày hôm nay, hay những tay lành nghề sẽ thừa hành để đi nước cờ thí cuối cùng (?) này, ngoại trừ một bàn tay toàn năng và thượng trí tối cao, vốn vô h́nh điều khiển và làm chủ lịch sử loài người, ngay từ ban đầu cho tới tận cùng thời gian... ‘Người tính không bằng trời tính’ là thếù

            “Riêng đối với thành phần Người Việt hải ngoại, trong lúc không thể nào ngăn cản được biến cố bang giao xẩy ra, trong khi ván cờ vừa mới được hai phe ngồi đánh lại chưa biết thắng bại thế nào, tại sao chúng ta không lợi dụng thời điểm rất ư thuận lợi này, để, thay v́ uất hận hay chán chường, đoàn kết với nhau, làm một điều ǵ đó cho đại cuộc phục hưng đất nước, theo đường lối và mộng ước của chúng ta. Theo tôi, một trong những việc đáng làm và phải làm ngay lúc này là làm sao tạo được một Lực Lượng Tuổi Trẻ Việt Nam cho một Vận Hội Mới: Một Nước Việt thanh b́nh và một dân Việt của ‘Văn Minh yêu Thương’ (civilization of love).

 

Tâm Thức Mới

 

            “Từ ngày ‘lênh đênh hải ngoại’ vào năm 1975, giới trẻ Việt Nam hải ngoại, về mặt tích cực, đă nổi tiếng là học giỏi. Khoảng 7 năm sau, giới trẻ Việt Nam, về mặt tiêu cực, bắt đầu mang tiếng là băng đảng. Hiện tượng giới trẻ Việt Nam hải ngoại, về cả hai phương diện tích cực cũng như tiêu cực này, đă quá hiển nhiên trước cộng đồng Người Việt hải ngoại nói riêng, và trước cộng đồng thiểu số bạn, nhất là cộng đồng người Mỹ nói chung. Theo khuynh hướng tự nhiên, cũng như v́ danh dự của ḿnh, Người Việt hải ngoại chúng ta dễ dàng chấp nhận giới trẻ Việt Nam học giỏi làm vẻ vang ṇi giống như là gia sản Việt tộc của ḿnh. Ngược lại, đối với giới trẻ Việt Nam băng đảng, chúng ta thường tỏ thái độ phủ nhận chúng, v́ chúng là thành phần ‘con sâu làm rầu nồi canh’, làm tai tiếng cho cả một tập thể cộng đồng thiểu số mới hội nhập đang lên, và làm mất cả tiếng tăm của giới trẻ Việt Nam học giỏi.

            “Thế nhưng, dù chúng ta có dùng hết cách để phủ nhận và tẩy chay thành phần giới trẻ Việt nam phá sản đi nữa, trên thực tế, không phải v́ thế mà tự chúng không c̣n phải là người Việt Nam. Theo tôi, nói chung, thành phần giới trẻ Việt Nam chẳng khác ǵ như một chiếc áo có hai mặt: mặt phải là giới trẻ Việt Nam có tiếng học giỏi, và mặt trái là giới trẻ Việt Nam bị tiếng băng đảng. Và hiện nay, cộng đồng Người Việt hải ngoại nói chung đang mặc áo phải hay áo trái là tùy ở lực lượng giới trẻ Việt Nam tích cực hay tiêu cực mạnh hơn, tùy ở phản ứng của các cộng đồng bạn c̣n thiện cảm với ḿnh nhiều hay ít, và tùy ở cảm thức trách nhiệm giáo dục đúng hay sai, hay hoặc dở của chúng ta. Nếu cảm nhận thấy ḿnh đang mặc áo trái, hay cảm thấy người khác đang cười ḿnh v́ mặc áo trái, th́ việc chúng ta phải làm và cần làm, chỉ là việc lộn chiếc áo lại mặc cho đúng, thế thôi, chứ không phải là việc cởi áo ra, vứt đi.

            “Như thế, thái độ phủ nhận và tẩy chay thành phần giới trẻ Việt Nam tiêu cực, như hành động cởi bỏ chiếc áo mặc trái, cũng là thái độ mặc nhiên phủ nhận cả thánh phần giới trẻ Việt Nam tích cực, là thành phần cũng không thể nào chia ĺa mà có thể làm nên trọn vẹn chiếc áo Việt Nam. Thái độ phủ nhận và tẩy chay này c̣n là hành động lột trần bản thân ḿnh. Bởi v́, nếu bỏ giới trẻ của ḿnh đi, th́ thế hệ người lớn sẽ c̣n lại ǵ, và tiến tŕnh ‘tre già măng mọc’ sẽ ra sao? Thật vậy, nếu chúng ta công nhận giới trẻ Việt Nam, dù chúng thuộc về mặt trái (tiêu cực) hay mặt phải (tích cực) đều làm nên và là một chiếc áo Việt Nam duy nhất, mà chúng ta đang mặc và cần mặc, th́ chúng đều có một bản chất Việt Nam, (như mặt phải hay mặt trái của chiếc áo đều có bản chất vải). Mà bản chất Việt Nam là ǵ nơi giới trẻ, nếu không phải là hiếu học, chăm học và có khiếu học. Vậy, là thành phần cũng làm nên và là một chiếc áo Việt Nam duy nhất, như thành phần giới trẻ tích cực, giới trẻ tiêu cực cũng hiếu học, chăm học và có khiếu học. Nhưng tại sao, thực tế lại cho thấy họ không được như thành phần tích cực?

            “Là người Việt Nam, đầy chất Việt Nam hơn chúng, đáng lẽ chúng ta phải hiểu vấn nạn này hơn ai hết. Nhất là một số trong chúng ta đă dính dáng đến những vụ Medi-Cal vào giữa thập niên 1980, vụ làm tiền bảo hiểm xe cộ hay vụ sang băng bộ gian lậu để cho thuê vào đầu thập niên 1990, đều là những biến động xẩy ra tại khu Tiểu Sài G̣n (Little Saigon), thủ phủ của Người Việt hải ngoại. Nếu chúng ta là người lớn Việt Nam c̣n có những lúc ‘yếu đuối’, bị phơi bầy ra như vậy, th́ chúng ta lại c̣n lấy làm lạ về giới trẻ tiêu cực của ḿnh hay sao?! Nếu chúng ta đầy chất Việt Nam, là gốc rễ cho giới trẻ Việt Nam, c̣n có lúc này lúc kia, th́ giới trẻ Việt Nam, dù tích cực mấy đi nữa, nếu chúng không biết tự bảo tồn và vun trồng, chúng cũng khó ḷng tránh được những bất trắc xẩy ra, trong môi trường sống hiện nay tại mảnh đất cơ hội này (opportunity land). Điển h́nh là vụ một nhóm thiếu niên Đại Hàn và Trung Hoa ở Orange County, California, vào đầu năm 1993, đă thanh toán nhau hết sức dă man. Họ đều là con cái nhà giầu và toàn là những học sinh xuất sắc trong trường...

            “Trái lại, cũng có trường hợp nghịch đảo, như trường hợp của một tay đại ca nổi tiếng ở Los Angeles trong giới băng đảng, đă trở thành một tay lănh đạo sinh hoạt thanh niên rất tốt lành hiện nay, người mà tôi đang được trực tiếp làm việc chung trong một phong trào giới trẻ.

            “Chúng ta đă không phủ nhận được giới trẻ Việt Nam tiêu cực, v́ kinh nghiệm bản thân chúng ta, cũng như v́ bản chất Việt Nam của chúng nói chung, một bản chất không khác ǵ thành phần giới trẻ tích cực, (mà v́ một lư do nào đó bản chất Việt Nam này nơi chúng bị mất đi hay chưa có dịp phát hiện). Và chúng ta cũng khó chối căi được tác dụng bất thường và bất ngờ của xă hội thiên về vật chất hơn tinh thần, về tranh giành (competition) hơn là yêu thương, mà chúng ta đang sống có thể tác hại ngay cả giới trẻ Việt Nam tích cực của chúng ta. Thế th́ chúng ta phải làm sao và phải làm ǵ để tạo được một Lực Lượng Tuổi Trẻ Việt Nam cho một Vận Hội Mới đây???

 

Chiến Lược Mới

 

            “Theo thiển kiến của tôi, chúng ta hăy vận động và thực hiện cho bằng được việc thành lập các Trung Tâm Giới Trẻ Việt Nam (the Vietnamese Youth Center), cho lứa tuổi trung học và đại học. Đại cương về các Trung tâm Giới Trẻ Việt Nam này có thể được phác họa như sau:

 

Địa Điểm:

            “Tại những nơi có cộng đồng Người Việt đông đảo. Điển h́nh như tại Orange County, Los Angeles, San Diego, San Jose ở tiểu bang California. Hoặc tại Houston, San Antonio, Dallas và Fort Worth ở tiểu bang Texas. Hay New Orleans ở tiểu bang Loussiana. Oklahoma City ở tiểu bang Oklahoma. Hoặc Kansas City ở cả hai tiểu bang Kansas và Missouri. Hay New York và các vùng phụ cận ở tiểu bang New York v.v.

 

Tổ Chức:

            “Về phương tiện sinh hoạt, có 3 cách: Một là xin hoàn toàn tài trợ (funding) của chính quyền địa phương. Hai là hoàn toàn được cộng đồng Người Việt địa phương yểm trợ tài chánh (financial support) và phương tiện sinh hoạt. Ba là vừa được chính phủ tài trợ vừa được cộng đồng yểm trợ. Trong trường hợp được chính phủ hoàn toàn tài trợ, Trung Tâm có thể sẽ mở cửa hằng ngày. Nếu chỉ được cộng đồng địa phương yểm trợ, Trung Tâm có thể mở cửa sinh hoạt vào mỗi cuối tuần hay mỗi cuối ngày làm việc, tùy theo giờ giấc của nhân sự tự nguyện điều hành và cộng tác.

            “Về thành phần điều hành và phục vụ, xin đề nghị như sau. Việc điều hành nên để cho người lớn: có thiện chí, khả năng, tinh thần và giờ giấc. C̣n việc phục vụ nên để cho giới trẻ đang hay đă công thành danh toại. Việc dùng thành phần giới trẻ tích cực đang hay đă công thành danh toại để phục vụ thành phần giới trẻ nói chung, nhất là thành phần giới trẻ tiêu cực, là một cử chỉ của ‘lá lành đùm lá rách’, của chia sẻ, của cảm thông, của khích lệ. Tác dụng của việc ‘lá lành đùm lá rách’ này, một đàng làm cho giới trẻ tích cực, nhờ dịp được chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và tài năng của ḿnh, mà càng nên tốt hơn, Đàng khác, giới trẻ tiêu cực hay đang cố gắng tiến lên, thấy được gương mẫu sống động trước mắt trong thành phần giới trẻ thành công trong số họ, sẽ dễ dàng quyết chí thăng tiến hơn.

 

Nội Dung:

            “Theo tâm lư chung của giới trẻ, thực tế cho thấy, giới trẻ có nhu cầu cần được thỏa đáp, có khuynh hướng thích tranh đua, và có bản chất ham vui nhộn. Dựa trên ba yếu tố tâm lư này, chương tŕnh sinh hoạt của một Trung Tâm Giới Trẻ Việt Nam sẽ bao gồm và xen kẽ nhau những tiết mục như:

            - Mở lớp học về nghề nghiệp (vocational training), như học sửa máy điện toán (computer) hay làm móng tay (nail) v.v.

            - Mở lớp hướng dẫn về tâm linh (spiritual counseling), như luân lư (moral) hay đạo đức (ethical).

            - Mở lớp học về các bộ môn văn nghệ (fine art/performance), như hội họa, thủ công, đàn hát, ca nhạc, kịch nghệ, nhẩy múa v.v.

            - Mở lớp t́m hiểu về văn hóa (cultural learning), như văn hóa Việt Nam hay văn hóa địa phương, làm sao có thể hội nhập văn hóa mà không bị đồng hóa v.v.

            - Mở lớp trau dồi về sức khỏe, như vơ thuật, thể dục thẩm mỹ, hay các bộ môn thể thao (túc cầu, bóng chuyền, bóng bàn v.v.)

            - Tổ chức các mục tranh giải về văn nghệ, học hỏi, thể thao, hay là tổ chức các buổi tŕnh diễn văn nghệ, vơ thuật v.v., vào những dịp đặc biệt trong cộng đồng Người Việt hay cộng đồng bạn.

            - Tổ chức các công tác xă hội hoàn toàn có tính cách bác ái hay ủy lạo, hoặc có mục đích gây qũi sinh hoạt cho Trung Tâm.

            - Tổ chức t́m việc cho giới trẻ đă học tập một thời gian ở Trung Tâm và đă có thể đi làm để tự lập mưu sinh.

 

Tuyển Mộ:

            Có lẽ chính việc thành lập và sinh hoạt một Trung Tâm Giới Trẻ Việt Nam không khó cho bằng việc làm sao cho có đối tượng để  phục vụ, tức là làm sao để cho cả hai thành phần giới trẻ tích cực cũng như tiêu cực cùng đến với Trung Tâm. Thật ra, nhu cầu giới trẻ hiện nay càng ngày càng khẩn thiết và quá hiển nhiên, chỉ cần thành phần người lớn dám đứng ra để đáp ứng mà thôi.

            Về thành phần giới trẻ tiêu cực, hầu như chính quyền địa phương nào có nhiều người Việt ở, như Orange County tiểu bang California hay Houston tiểu bang Texas, New Orleans tiểu bang Louissiana v.v., cũng rất cần đến sự cộng tác từ phía cộng đồng Người Việt. Do đó, Trung Tâm Giới Trẻ Việt Nam chắc chắn sẽ không lo bị ế ẩm, chỉ sợ không đủ nhân sự để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ cũng như sự tin tưởng của chính quyền mà thôi. Nhận định về việc chính quyền địa phương hết sức cần đến dịch vụ từ cộng đồng trên đây của tôi là do kinh nghiệm thực tế đă cho tôi thấy trong thời gian 25 tháng rưỡi, từ 1/2/1983 đến 15/3/1985, tôi phục vụ tại văn pḥng Vietnamese Community of Orange County.

            “Về thành phần giới trẻ Việt Nam không hoàn toàn thuộc về thành phần tiêu cực cũng không tích cực, một khi được bạn bè giới trẻ của ḿnh cảm thấy ‘fun’ sau khi tham dự hay phục vụ tại Trung Tâm đi rủ rê hay giới thiệu, cũng có thể kéo đến tham gia học hỏi và cộng tác.

            “Về thành phần giới trẻ Việt Nam tích cực, thực tế cũng cho thấy, sinh viên Việt Nam ở đâu và vào thời nào cũng thế, có rất nhiều tâm nguyện và nhiệt huyết, hăng say hoạt động và đầy chất liệu để chia sẻ. Chia sẻ và phục vụ chẳng những là việc cho đi song cũng chính là nhu cầu của giới trẻ nữa. Có những nơi sinh viên đă tự khởi xướng lên một số chương tŕnh hay dịch vụ gây được tiếng vang trong cộng đồng địa phương.

            “Điển h́nh là truyền thống thi Hoa Hậu Áo Dài của sinh viên Việt Nam thuộc đại học Long Beach ở tiểu bang California (CSULB). Hay Hội Thanh Thiếu Niên ở New York, một Hội có từ đầu thập niên 1980, vừa nhận được tài trợ phần nào của chính phủ, vừa nhận được yểm trợ tinh thần của cộng đồng, đă tích cực giúp ích cho cả thanh thiếu niên Việt Nam trong vùng. Hoặc nhóm Lửa Việt, có tính cách toàn quốc hơn, phát xuất từ vùng Tây Bắc Hoa Kỳ, trung tâm tại New York, cũng bắt đầu từ đầu thập niên 1980. Nhóm Lửa Việt này đă tổ chức những trại hè hằng năm ở hết vùng này đến vùng khác trên Nước Mỹ, hay những chiến dịch tương thân tương ái, như chiến dịch quyên góp ‘chén gạo t́nh thân’, hay văn nghệ ‘vớt người biển đông’, hoặc tổ chức ‘The March for the Boat Poeple’, hay yểm trợ tài chánh cho ‘Lớp Học T́nh Thương’ ở Sài G̣n v.v.

            “Đúng thế, như trên vừa nói, ‘nhu cầu giới trẻ hiện nay càng ngày càng khẩn thiết và quá hiển nhiên, chỉ cần thành phần người lớn dám đứng ra để đáp ứng mà thôi’. Như thế, vấn đề quan trọng và dứt khoát ở đây là người lớn Việt Nam có muốn dấn thân làm hay không? Tuy nhiên, vấn đề ‘có muốn dấn thân làm hay không’ ở đây, chắc mỗi người chúng ta đều đồng ư là, phải phát xuất từ một tấm ḷng chung, chỉ lo đến dân, chỉ nghĩ đến nước và mong chộp thời cơ để đi làm lịch sử, thực hiện một đại cuộc: một Nước Việt thanh b́nh và một Dân Việt sống Văn Minh Yêu Thương!”

               

Bái báo này đă gợi hứng cho Tâm viết một dự án (proposal) để xin tiểu bang California tài trợ cho một số chương tŕnh giới trẻ Việt Nam tại Hạt Orange, mà vị President, chủ tịch của chương tŕnh, là Mai Linh và người Executive Director, giám đốc điều hành chương tŕnh, là chính chàng.

1 2 3 4 5 6 7